Thời gian giãn cách xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến dòng vốn lưu động của các doanh nghiệp, khiến việc cân đối dòng tiền giữa chi phí vận hành và chi phí sản xuất – kinh doanh trở thành bài toán khó.
Chi phí vận hành, bài toán khó cho doanh nghiệp sau dịch COVID-19
Nhằm tháo gỡ những khó khăn của doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tái khởi động nền kinh tế sau dịch COVID-19, chính phủ đã tiến hành nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp như rà soát, cắt giảm, miễn giảm nhiều loại phí, lệ phí, ban hành các gói hỗ trợ tài chính …
Về phía doanh nghiệp, để có thể duy trì nguồn vốn phục vụ việc tái sản xuất kinh doanh hậu COVID-19, các doanh nghiệp chọn giải pháp cắt giảm chi phí vận hành, tuy nhiên có những chi phí cố định, chiếm một khoản đáng kể trong tổng chi phí vận hành nhưng không thể cắt giảm, đơn cử là chi phí điện hàng tháng.
Điều này cho thấy, bên cạnh cơ chế giảm giá điện từ EVN, cần có những biện pháp thiết thực hơn nữa đến từ cả phía cung cấp điện và sử dụng điện để giải quyết bài toán khó khăn hiện nay.
Giải pháp nào cho việc tiết kiệm điện nhưng vẫn đảm bảo hoạt động cho doanh nghiệp?
Như một lời giải cho bài toán điện và chi phí sử dụng điện, ngay sau nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 9-4-2020 về việc triển khai thực hiện việc giảm giá điện, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng, chính phủ cũng ban hành Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời (ĐMT), nhằm đẩy mạnh vận động khuyến khích người dân sử dụng nguồn năng lượng này cho sinh hoạt, sản xuất.
Về khái niệm, năng lượng ĐMT được tạo nên từ việc biến đổi quang năng thông qua hệ thống pin mặt trời, chuyển thành dòng điện xoay chiều nhờ bộ inverter chuyển đổi, phù hợp sử dụng cho các thiết bị tiêu thụ điện.
Cơ bản, đây là nguồn năng lượng xanh vô tận và đem lại hiệu quả cao về chi phí cho các hộ dân và doanh nghiệp sử dụng, nhờ bên cạnh việc giảm giá bậc điện tiêu thụ, công suất điện thừa có thể bù trừ vào hóa đơn tiền điện hàng tháng hoặc bán lại cho EVN với giá 1,943 VNĐ/ kWh (theo biểu giá điện mới FIT-2).
Cùng với các cơ chế hỗ trợ từ chính phủ, Bộ Công thương và EVN, xu hướng sử dụng ĐMT cũng đang tăng mạnh trong vài năm trở lại đây, mở ra những chính sách và chương trình hỗ trợ tốt cho nhà đầu tư vào thời điểm này.
Điển hình trong số các đơn vị cung cấp giải pháp uy tín tham gia hợp tác phát triển ĐMT với EVN, tiêu biểu có thể kể đến Công Ty Cổ Phần Giải Pháp Năng Lượng TAVA.
TAVA được thị trường biết đến thông qua các dự án cho thuê hệ thống phục vụ các doanh nghiệp kinh doanh như Co.op Mart tại hơn 20 siêu thị và trung tâm thương mại Sense City với tổng công suất dự kiến là 6MWp, siêu thị Giga Mall với công suất lắp đặt là 517,48 kWp…
Về doanh nghiệp sản xuất, có thể kể đến Công Ty Cổ Phần Giải Pháp Năng Lượng TAVA vừa xúc tiến hợp tác cho thuê hệ thống ĐMT với công suất 3.370,38 kWp với thời gian thuê là 20 năm, đồng thời cũng áp dụng miễn toàn bộ chi phí bảo trì bảo dưỡng trong suốt thời gian của hợp đồng thuê.
Dự kiến khi hệ thống chính thức đi vào hoạt động, Công ty CP Phước Kỳ Nam sẽ tiết kiệm được khoảng 75 tỉ đồng chi phí điện tiêu thụ.
Bên cạnh đó, TAVA cũng đã hoàn thành hợp đồng bán hệ thống công suất 215 kWp cho Công ty CP Nệm Kymdan, hệ thống dự kiến sẽ đuợc đưa vào hoạt động vào tháng 8/2020.
Vào ngày 11-06-2020 vừa qua, để hỗ trợ các doanh nghiệp hiểu hơn về cách thức vận hành hệ thống Điện NLMT mái nhà, các gói giải pháp theo từng loại hình nhu cầu của doanh nghiệp, đồng thời kịp thời giải đáp các thắc mắc phát sinh của doanh nghiệp, EVN HCMC đã tổ chức Hội thảo “Các giải pháp phát triển Điện mặt trời mái nhà tại Tp.HCM”.
Theo nhận định từ các chuyên gia trong lĩnh vực, việc đầu tư dự án ĐMT mái nhà theo mô hình vừa dùng và tạo nguồn thu là giải pháp có lợi cho các nhà xưởng và doanh nghiệp.
Bên cạnh việc sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả thì đây sẽ là lời giải toàn vẹn cho bài toán về chi phí trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp và hoạt động kinh tế phải sẳn sàng đối mặt với mọi kịch bản có thể diễn ra.